Từ khoá “tự học digital marketing" cho ra hơn 7,850,000 kết quả trên trang tìm kiếm Google. Trong đó, 10 bài viết đầu trang có độ dài trung bình từ 1,500 chữ đến 3,000 chữ, cùng với tổng hợp hơn 20 nguồn tài liệu miễn phí. Mình có thể dễ dàng hình dung được nếu bạn là một người mới bắt đầu và muốn tự học digital marketing thì sẽ thấy quá tải thông tin và hoang mang như thế nào.
Cuối cùng thì, phải bắt đầu tự học digital marketing từ đâu, với những công cụ gì? Nên học một kỹ năng digital marketing trong bao lâu? Bài viết này sẽ là một cẩm nang giúp bạn lên kế hoạch cho việc tự học digital marketing một cách chi tiết và hiệu quả nhất.
Có gì trong bài viết này:
Giới thiệu tổng quan về ngành Digital Marketing
Trước khi bắt đầu tự học digital marketing, cần hiểu rõ những khái niệm cơ bản về Marketing. Marketing trong tiếng Việt nghĩa là tiếp thị, chỉ các hoạt động tạo ra thị trường cho sản phẩm và mang sản phẩm đến với thị trường cho doanh nghiệp. Theo Philip Kotler, cha đẻ của ngành tiếp thị, “Tiếp thị là quá trình mà các công ty thu hút khách hàng, xây dựng mối quan hệ khách hàng bền chặt và tạo ra giá trị cho khách hàng nhằm thu lại giá trị từ họ.” (sách Principles of Marketing, 18th Edition, trang 27). Các hoạt động tiếp thị có thể kể đến: định giá sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, v.v
Tiếp thị là quá trình mà các công ty thu hút khách hàng, xây dựng mối quan hệ khách hàng bền chặt và tạo ra giá trị cho khách hàng nhằm thu lại giá trị từ họ. - Philip Kotler, Principles of Marketing
Digital Marketing là một ngành mới xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Internet - môi trường kỹ thuật số. Và đúng như cái tên của nó, Digital Marketing chỉ các hoạt động tiếp thị xảy ra trong môi trường kỹ thuật số, như tiếp thị trên mạng Internet, tiếp thị với thiết bị điện thoại, v.v .
Có những lĩnh vực nào trong digital marketing?
Có nhiều cách để phân chia các hoạt động digital marketing, nhưng theo kinh nghiệm làm việc cá nhân của mình ở nhiều môi trường doanh nghiệp, có thể chia digital marketing thành 9 lĩnh vực nhỏ:
Quản lý nội dung website (Content Management System)
Theo dõi người dùng trên website (Website Analytics)
Quản lý dữ liệu khách hàng (Customer Relationship Management)
Tự động hóa marketing (Marketing Automation)
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization)
Tiếp thị qua nội dung (Content Marketing)
Tiếp thị mạng xã hội (Social Media Marketing)
Quản lý chiến dịch quảng cáo (Facebook Ads, Google Ads, LinkedIn Ads, v.v)
Đo lường hiệu quả digital marketing (Measurement & Reporting)
Làm ngành Digital Marketing có mức lương khoảng bao nhiêu?
Digital Marketing cần học những môn gì?
Tự học digital marketing: 9 kỹ năng cần biết
Sau hơn 5 năm làm nghề với môi trường doanh nghiệp đa dạng, mình tin rằng có 9 kỹ năng cơ bản mà một người làm nghề digital marketing sẽ cần “kinh qua" trước khi tập trung chuyên sâu vào một mảng cụ thể.
Bạn có thể tham khảo mô tả kỹ năng cũng như các công cụ liên quan đến từng lĩnh vực trong bảng bên dưới .
STT | Lĩnh vực Digital Marketing | Kỹ năng chuyên môn căn bản | Công cụ Digital Marketing miễn phí |
1 | Quản lý nội dung website (Content Management System) |
| |
2 | Theo dõi người dùng trên website (Website Analytics) |
| |
3 | Quản lý dữ liệu khách hàng (Customer Relationship Management) |
| |
4 | Tự động hóa marketing (Marketing Automation) |
| |
5 | Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) |
|
|
6 | Tiếp thị qua nội dung (Content Marketing) |
| |
7 | Tiếp thị mạng xã hội (Social Media Marketing) |
| |
8 | Quản lý chiến dịch quảng cáo (Facebook Ads, Google Ads, LinkedIn Ads, v.v) |
| |
9 | Đo lường hiệu quả digital marketing (Measurement & Reporting) |
|
Lộ trình tự học Digital Marketing thực tế và hiệu quả
Với 9 kỹ năng cần học, người học digital marketing cần phải có một chiến lược học thông minh và hiệu quả. Vì bản chất của ngành là thực hiện các kỹ năng chuyên môn một cách hiệu quả dựa trên kiến thức nền tảng và kinh nghiệm, việc thực sự hiểu và có kinh nghiệm là điều rất quan trọng. Do đó, mình đề cao chiến lược học “chậm mà chắc" - học từng kỹ năng một để có thể thực sự sử dụng những điều đã học được và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp hoặc khách hàng của bạn.
Như vậy, quy trình tự học digital marketing “chậm mà chắc" mình đúc kết (và vẫn đang sử dụng) bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Chọn 1 kỹ năng
Bước 2: Chọn 1 chủ đề hoặc sản phẩm
Bước 3: Chọn 1 mục tiêu cho kỹ năng bạn muốn học
Bước 4: Vừa học vừa làm cho đến khi đạt được mục tiêu
Quy trình tự học trên có lợi ích như sau:
Tạo ra sự tập trung: Thay vì bạn phải liên tục học nhiều mảng khác nhau nhưng không có hình dung hoặc hiểu biết tốt về mỗi lĩnh vực digital marketing, chọn 1 kỹ năng trong một lĩnh vực và tập trung vào đó giúp bạn tập trung đào sâu và xây dựng kiến thức nền tảng một cách hiệu quả nhất. Đây là lợi thế của học 1 môn chuyên sâu so với học cùng lúc 9 môn.
Tạo môi trường thực hành cụ thể: Thay vì chỉ đọc tài liệu, sách vở hoặc xem video chia sẻ kiến thức, có 1 mô hình dự án bao gồm 1 sản phẩm và 1 mục tiêu giúp bạn rèn luyện tư duy ứng dụng kiến thức digital marketing vào thực tế
Đo lường độ thành công qua mục tiêu cụ thể: Một trong những khó khăn lớn nhất của việc tự học là không thể tự đánh giá bản thân, mình đang ở đâu, mình làm như thế đã đủ tốt chưa, mình cần cải thiện chỗ nào. Có mục tiêu là một cách để giúp người học tự đánh giá tiến bộ và xác định độ thành công của bản thân trong một kỹ năng. Đây cũng là điểm tạm dừng khi bạn hoàn thành được mục tiêu đặt ra để có thể chuyển tiếp sang một kỹ năng khác.
Bước 1: Chọn 1 kỹ năng
Trong 9 kỹ năng được liệt kê, bạn có thể chọn một kỹ năng mình cảm thấy hứng thú và là điểm mạnh của mình.
Nếu điểm mạnh của bạn là:
Sáng tạo → Chọn Sáng tạo nội dung hoặc Social Media Marketing hoặc SEO
Công nghệ → Chọn Xây dựng website với CMS hoặc Quản lý CRM hoặc Website Analytics
Phân tích dữ liệu → Chọn Website Analytics hoặc Digital Marketing Analytics & Report
Có ngân sách để chạy quảng cáo → Chọn quản lý chiến dịch quảng cáo
Bước 2: Chọn 1 chủ đề hoặc sản phẩm
Một trong những khó khăn lớn nhất của người tự học digital marketing là thiếu môi trường để có thể thực hành. Kiến thức là nền tảng để người làm nghề đưa ra những lựa chọn đúng đắn và hiệu quả, nhưng nếu thiếu đi công cụ và dự án cụ thể, người học sẽ thiếu cơ hội thực hành và từ đó rèn luyện và phát triển kỹ năng chuyên môn. Đó là lý do bạn cần phải chọn một chủ đề hoặc sản phẩm để có thể tạo ra môi trường thực hành cho lộ trình học digital marketing của mình.
Một vài gợi ý chọn chủ đề:
Sở thích của bạn: Chạy bộ, thời trang, thiền định, đọc sách, v.v - bạn sẽ cảm thấy hứng thú và có động lực để thực hành khi đó là chủ đề bạn quan tâm
Vấn đề bạn gặp phải: Giảm cân, năng suất hơn, cách tìm việc, các học digital marketing
Sản phẩm người quen đang kinh doanh: Bạn có thể đề nghị làm marketing miễn phí cho họ để đổi lấy cơ hội được thực hành digital marketing
Bước 3: Chọn 1 mục tiêu cho kỹ năng bạn muốn học
Lưu ý: Các kỹ năng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tức là nếu bạn chưa sở hữu hoặc xây dựng 1 website, bạn có thể bắt đầu với kỹ năng 1 và mục tiêu của kỹ năng này.
Quản lý nội dung website (Content Management System)
Tạo được:
01 trang chủ
01 trang blog
01 contact form
01 subscribe form
Theo dõi người dùng trên website (Website Analytics)
Quản lý dữ liệu khách hàng (CRM)
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)
Tiếp thị bằng nội dung (Content Marketing)
Tiếp thị qua Mạng Xã Hội (Social Media Marketing)
Quản lý chiến dịch quảng cáo (Meta Ads, Google Ads, LinkedIn Ads, v.v)
Đo lường hiệu quả digital marketing
Bước 4: Vừa học vừa làm cho đến khi đạt mục tiêu
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình tự học 4 bước, bởi đây là nơi việc tiếp thu và vận dụng kiến thức thực sự xảy ra. Khi mới bắt đầu, lẽ dĩ nhiên là bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi. Bí quyết để việc tự học được hiệu quả và thuận lợi chính là dựa vào những câu hỏi này.
Thay vì cảm thấy hoang mang và sợ hãi vì có quá nhiều thứ mình không biết, bạn có thể viết xuống những câu hỏi mình có, bởi chúng sẽ là những bảng hiệu dẫn đường giúp bạn từng bước thu thập các kiến thức nhỏ hơn.
Cũng đừng quên tham khảo danh sách các khoá học và giáo trình digital marketing miễn phí được chính tay mình tổng hợp từ những nền tảng đáng tin cậy nhất, như Google, Facebook hay HubSpot.
Đọc tiếp lộ trình ví dụ về lộ trình tự học digital marketing cho người mới bắt đầu với kỹ năng SEO ở phần phía dưới để có hình dung rõ ràng hơn về việc vừa học vừa làm bạn nha.
Lộ trình ví dụ: Kế hoạch tự học kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Bước 1: Chọn 1 kỹ năng → Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO
Bước 2: Chọn 1 chủ đề / sản phẩm → Cách chạy bộ: Mình muốn xây dựng website chia sẻ thông tin về cách chạy bộ từ 0km đến 42km (chạy marathon)
Bước 3: Chọn 1 mục tiêu → Xếp hạng top 20 cho từ khoá "cách chạy marathon"
Bước 4: Vừa học vừa làm
Quá trình tư duy để học và thực hành kỹ năng này có thể như sau:
Mình nên bắt đầu từ đâu? → Google “Cách làm SEO”, “Hướng dẫn thực hiện SEO cho website" v.v
Ghi chép các bước cần thực hiện và những thuật ngữ mới như Onpage SEO, Offpage SEO, SERP, v.v
Xác định bước đầu tiên cần làm sau khi đã đọc các tài liệu hướng dẫn trên mạng → Nghiên cứu từ khoá
Nhưng nghiên cứu từ khoá nên làm thế nào cho hiệu quả? Sử dụng công cụ nào? → Tiếp tục Google “công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí", “cách nghiên cứu từ khoá seo hiệu quả", v.v
Ghi chép các kiến thức và thông tin, tô đậm những thao tác có thể thực hiện thành một danh sách riêng để thực hành, ví dụ:
Kiểm tra lượt search
Đọc các kết quả tìm kiếm cho từ khoá để hiểu về search intent
Kiểm tra độ cạnh tranh của mỗi từ khoá qua công cụ hoặc số lượng kết quả
Lưu lại những từ khoá có triển vọng vào danh sách riêng
Sau đó bạn có thể lại có câu hỏi, có từ khoá rồi nhưng phải làm gì nữa để có thể xuất hiện với xếp hạng cao trên trang kết quả Google? → Google “rank cao cho 1 từ khoá", “tối ưu hoá từ khoá" v.v
Và sau đó hành trình này cứ tiếp tục cho đến khi bạn đạt được mục tiêu.
Với ví dụ trên, có thể thấy mỗi câu hỏi sẽ dẫn bạn đến với câu trả lời bao gồm những kiến thức chuyên môn, mà mỗi câu trả lời sẽ lại dẫn bạn đến nhiều câu hỏi hơn nữa. Đây là quá trình học-hỏi tự nhiên của bất kỳ chuyên môn nào.
Chỉ khi chúng ta cho phép bản thân đủ kiên nhẫn và kiên trì để tìm tòi và trả lời mọi câu hỏi, biến sự hiểu biết mới có thành một hành động cụ thể, thì kiến thức mới đó mới trở thành thực sự là của mình và sẽ không bao giờ bị lấy đi được. Đó cũng là giá trị của tự học nói chung và giá trị của việc thực học - dự án thật, kiến thức thật, áp dụng thật, kỹ năng thật.
Có thể thấy mỗi câu hỏi sẽ dẫn bạn đến với câu trả lời bao gồm những kiến thức chuyên môn, mà mỗi câu trả lời sẽ lại dẫn bạn đến nhiều câu hỏi hơn nữa. Đây là quá trình học-hỏi tự nhiên của bất kỳ chuyên môn nào.
20+ tài liệu tự học Digital Marketing miễn phí theo kỹ năng
Tài liệu về xây dựng website (Content Management System)
Xây dựng website với HubSpot: https://academy.hubspot.com/courses/cms-hub-starter-training
Xây dựng website với Wordpress: https://wordpress.com/learn/courses/getting-started/
Tài liệu về theo dõi người dùng trên website (Website Analytics)
Hướng dẫn thiết lập Google Analytics: https://support.google.com/analytics/answer/9304153?hl=vi
Hướng dẫn thiết lập Google Tag Manager: https://support.google.com/tagmanager/answer/6102821?hl=vi&ref_topic=15191151&sjid=15316000831737397560-EU
Tài liệu về quản lý dữ liệu khách hàng (Customer Relationship Management)
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng HubSpot CRM: https://academy.hubspot.com/courses/set-up-your-hubspot-crm-for-growth
Hướng dẫn cài đặt tích hợp HubSpot CRM với Gmail: https://academy.hubspot.com/lessons/hubspot-integration-gmail
Tài liệu về tự động hóa marketing (Marketing Automation)
Hướng dẫn xây dựng email tự động với Mailchimp https://mailchimp.com/help/create-an-automated-welcome-email/
Tài liệu về Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO):
Cẩm nang Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm (SEO) của Google: https://developers.google.com/search/docs/fundamentals/seo-starter-guide?hl=vi
Hướng dẫn SEO cho người mới bắt đầu của Ahrefs: https://ahrefs.com/seo
Khoá học SEO miễn phí của HubSpot: https://academy.hubspot.com/courses/seo-training
Tài liệu về Content Marketing
Khoá học Content Marketing của HubSpot: https://academy.hubspot.com/courses/content-marketing.
Khoá học Chiến lược Content Marketing trên Coursera: https://www.coursera.org/learn/content-marketing
Khoá học Content Marketing Toolkit của SEMRush: https://www.semrush.com/academy/courses/content-marketing-toolkit-course/
Khoá học Email Marketing của HubSpot https://academy.hubspot.com/courses/email-marketing
Tài liệu về Social Media Marketing
Khoá học Social Media Marketing của HubSpot: https://academy.hubspot.com/courses/social-media
Khoá học Graphic Design Essentials của Canva: https://www.canva.com/designschool/courses/graphic-design-essentials/?lesson=welcome-graphic-design
Khoá học Instagram của Meta: https://www.facebook.com/business/learn/courses/grow-your-audience
Khoá học Social media của Facebook: https://www.facebook.com/business/learn/courses/bring-your-business-online
Tài liệu về quản lý chiến dịch quảng cáo (Google Ads, LinkedIn Ads, Facebook Ads,...)
Khoá học Paid Media Course của HubSpot: https://academy.hubspot.com/courses/paid-media
Khoá học Google Ads của Google Skillshop: https://skillshop.withgoogle.com/googleads/
Hướng dẫn Facebook Ads của Meta Blueprint: https://www.facebook.com/business/learn/courses/creative-strategy
Khoá học LinkedIn Ads của Hubspot: https://academy.hubspot.com/lessons/linkedin-advertising
Khoá học LinkedIn Ads của LinkedIn: https://business.linkedin.com/marketing-solutions/success/marketing-training-certification
Tài liệu về đo lường hiệu quả digital marketing
Khoá học Marketing Analytics của Acadium: https://acadium.com/courses/marketing-analytics/
Hy vọng với lộ trình tự học digital marketing trên, bạn sẽ có một hình dung rõ ràng và dễ tiếp cận hơn và cách bắt đầu học và làm digital marketing. Tự học digital marketing sẽ không phải là điều khó khăn nếu bạn biết tận dụng những tài liệu, công cụ miễn phí có sẵn và biết xây dựng mô hình tự học hiệu quả cho bản thân. Nếu bạn muốn có người đồng hành qua từng chặng đường kỹ năng, đừng quên tham khảo Khóa học Digital Marketing Cơ Bản nha!